QUY TRÌNH XỬ LÝ KHI LỦNG ỐNG NƯỚC LÒ HƠI
NĂNG LƯỢNG NGUYÊN BÌNH đưa ra quy trình này nhằm giúp cho nhân viên trong phân xưởng lò hơi biết cách xử lý khi có sự cố lủng lò xảy ra để:
- Đảm bảo duy trì sự vận hành lò hơi ổn định, an toàn.
- Phát hiện sự không phù hợp để tiến hành các hành động khắc phục.
QUY TRÌNH XỬ LÝ KHI LỦNG ỐNG NƯỚC LÒ HƠI.
Định nghĩa:
-
Hiện tượng lủng lò: Lò bị tụt áp, bơm nước hoạt động với tần số cao hơn bình thường (lưu lượng hơi như nhau), và có nước chảy từ dàn ống trong lò xuống bề mặt ghi xích, dẫn đến nguyên liệu không cháy được.
- Hành động khắc phục: Là hành động được tiến hành để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát hiện hoặc các tình trạng không mong muốn khác.
QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ LỦNG LÒ
Bước 1: Phát hiện sự cố lủng lò
Nhân viên vận hành kiểm tra thiết bị, tình trạng hoạt động của lò thường xuyên để kịp thời phát hiện các sự cố lủng lò
Bước 2: Thông báo QĐPX về sự cố lủng lò
Nhân viên vận hành có nhiệm vụ thông báo sự cố lủng lò cho Ca trưởng ngay lập tức, trong trường hợp Ca trưởng vắng mặt thì thông báo cho QĐPX để tìm kiếm nguyên nhân và hướng khắc phục sự cố.
Bước 3: Xác định mức độ lủng lò
Sau khi nhận được thông báo sự cố lủng lò, Ca trưởng xác định mức độ nghiêm trọng của sự cố lủng lò, báo cáo cho QĐPX để chọn hướng giải quyết sự cố.
Nếu sự cố nhỏ (vết lủng rất nhỏ, có thể duy trì được áp hơi, lượng nước chảy xuống bề mặt ghi xích rất ít) tiến hành chạy lò cung cấp áp hơi bình thường và theo dõi thêm về sự cố, liên hệ đơn vị sử dụng hơi để tiến hành phối hợp dừng lò khắc phục sự cố sớm nhất.
Nếu sự cố lớn (vết lủng lớn (hoặc nhiều ống lủng) nước chảy ra nhiều) thì báo cho bộ phận sử dựng hơi để phối hợp dừng lò khắc phục sự cố (Sử dụng biểu mẫu báo cáo sự cố BMISO-8.7-KSSKPH&HĐKPPN-03_ Biên bản báo cáo sự cố và KPPN sự cố)
QĐPX đề nghị nhiên liệu tốt nhất nhằm cung cấp đủ nhiệt lượng để tăng công suất các lò còn lại (nếu có) nhằm đáp ứng nhu cầu hơi của nhà máy.
Bước 4: Làm việc với nhà máy về sự cố lủng lò
Bộ phận an toàn và QĐPX chuẩn bị kế hoạch công việc và phân tích an toàn để trình nhà máy như sau:
+ QĐPX làm việc với nhà máy và đưa ra thời gian dừng lò và phương án giải quyết sự cố
+ QĐPX đo kiểm các chỉ tiêu về an toàn, môi trường làm việc (Các thông số CO, O2, còi báo động,…), sau khi đo kiểm đạt các chỉ tiêu mới được phép làm việc.
+ QĐPX phổ biến an toàn cho nhân viên trước khi làm việc.
Bước 5: Dừng lò, giải nhiệt xác định vị trí lủng, hàn lò
Ngay khi phát hiện sự cố, NVVH ngưng cấp nhiên liệu và tiến hành cô lập nhiên liệu đang cháy, cho ghi xích chạy để đưa hết nhiên liệu đang cháy ra khỏi buồng đốt đồng thời tiến hành khóa van hơi lò tại bộ góp hơi và van tổng sau balon hơi và treo bảng “Cấm mở” tại các van đã khóa. Ngoài ra, NVVH tiến hành xả áp thông qua mở các van an toàn trên balon hơi.
Giải nhiệt lò – chuẩn bị vật tư
- Ca trưởng tiến hành cho quạt hút, quạt cấp 2 chạy với tần số cao để giải nhiệt buồng đốt xuống dưới 40oC.
- Trong thời gian giải nhiệt lò vẫn cho ghi xích chạy bình thường để làm mát ghi xích.
- Trong thời gian chờ giải nhiệt lò, nhân viên bảo trì (NVBT) chuẩn bị đầy đủ các vật tư cần thiết: máy hàn, dây hàn, máy cắt, gas – gió đá, bao tay, bao tay hàn, kính hàn, mo hàn, que hàn, roang nắp balon, quạt hút balon, máy thở oxy … đã được kiểm định và dán tem an toàn.
Xác định vị trí lủng
- Khi nhiệt độ buồng đốt xuống dưới 40oC thì NVBT xác định vị trí lủng ống,
- Ca trưởng thông báo với bộ phận nước thải nhà máy để chuẩn bị bơm nước thải qua nhà máy.
- NVVH tiến hành xả đáy lò.
- NVVH trực tại hồ nước thải để đảm bảo không tràn nước ra ngoài môi trường đồng thời chạy bơm qua khu xử lý nước thải của nhà máy.
- Khi tín hiệu báo mực nước cạn và ống thủy hết nước, tiến hành mở nắp balon, lấy quạt hút giải nhiệt bên trong balon hơi.
- Dùng súng bắn nhiệt độ, máy đo khí thải để đo các thông số trong balon (nhiệt độ < 40oC, O2 > 20.9, CO = 0).
Hàn ống bị lủng
- Trước khi hàn lò, phải có 2 NVBT và 1 nhân viên HSE đứng ngoài hỗ trợ.
- NVBT tiến hành hàn ống bị lủng , thời gian tối đa cho 1 NVBT trong lò (balon, buồng đốt) là 60 phút.
- NVVH và ca trưởng chuẩn bị roang để đậy nắp balon hơi lại sau khi hàn xong.
Bước 6: Test áp
- Sau khi NVBT hàn ống lủng xong, NVVH và ca trưởng đậy nắp balon hơi lại, mở van xả khí ra và tiến hành bơm nước vào balon.
-
Khi mực nước balon hơi đạt mức 70% thì NVVH đóng van xả khí, bật bơm nước chạy “MAN” để tiếp tục bơm nước.
-
Khi áp suất hơi đạt 4 bar thì ca trưởng cùng NVBT tiến hành kiểm tra mối hàn trên balon có bị xì nước hay không. Kiểm tra nếu không bị xì nước thì đạt.
-
Nếu bị xì nước, quay về làm lại từ bước xác định vị trí lủng.
-
Nếu thử áp nước đạt, NVVH tiến hành xả đáy xuống mức 30%, trong quá trình xả đáy, thực hiện như thứ tự khi xả đáy lò. Tiến hành thông báo cho bộ phận sử dụng hơi đã hoàn thành công việc và tiến hành mồi lò trở lại như quy trình mồi lò hơi.
Bước 7: Cung cấp hơi
-
Khi mồi lò áp suất hơi đạt 3 bar thì ta tiến hành đóng van xả khí lại, mở van sấy ống đến khi cân bằng áp tại balon và bộ góp.
-
Khi áp suất lò bằng áp suất hơi tại bộ góp, tiến hành mở van hơi tại bộ góp, van hơi tổng trên balong.
Xem thêm