Các nguồn nguyên liệu sinh khối quan trọng tại Việt Nam.
24/05/2018
Biomass sẽ đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của các ngành năng lượng trên thế giới ngày nay và dự kiến sẽ còn chi phối ở các nước đang phát triển trong một thời gian dài sắp tới.
Các nguồn nguyên liệu sinh khối quan trọng tại Việt Nam.
Tiềm năng về năng lượng Biomass tại Việt Nam đến từ các nguồn nguyên liệu tiêu biểu như:
-
Phế thải gỗ từ các nhà máy
Tổng lượng phế thải gỗ thu được từ các nhà máy vào năm 2015 là khoảng 4,5 triệu tấn. Dự kiến lượng phế thải gỗ tăng đến 6,1 triệu tấn vào năm 2030 và 9 triệu tấn vào năm 2050.
-
Phế phụ phẩm từ nông nghiệp
Chỉ riêng trong năm 2010, tiềm năng sản xuất năng lượng biomass đến từ tổng lượng lượng phế phẩm thu được từ lúa và mía đường là khoảng 9300 KTOE (TOE tương đương 1 tấn dầu). Con số này dự báo đạt 9800 KTOE vào năm 2030 và 8500 KTOE vào năm 2050.
-
Rác thải
Rác thải được chia thành bốn loại: rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Khả năng thu hồi năng lượng từ rác thải hữu cơ khoảng 0,82 triệu TOE năm 2015, tăng lên 1,5 triệu TOE năm 2030 và đạt 2,5 triệu TOE năm 2050.
-
Các loại chất thải hữu cơ dùng để sản xuất nguyên liệu Biomass
Các nguồn chất thải hữu cơ có thể sự dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất nhiên liệu sinh khối ở Việt Nam có:
-
Mật đường được sử dụng để sản xuất Ethanol sinh khối: Chế biến 01 tấn mía có thể sản sinh 0,04 tấn mật đường. Với 18,2 triệu tấn mía chế biến tại các nhà máy đường vào năm 2015, lượng mật đường thu được là 0,73 triệu tấn. Dự kiến con số này sẽ đạt khoảng 2 triệu tấn vào năm 2050.
-
Dầu ăn đã sử dụng có thể được sử dụng làm dầu diesel sinh khối: Ước tính năm 2015, Việt Nam tiêu thụ 1,1 triệu tấn; dự kiến đến năm 2030 là trên 2,2 triệu tấn và đạt 3,2 triệu tấn vào năm 2050. Tỷ lệ thu gom dầu ăn đã qua sử dụng là khoảng 20%.
-
Mỡ cá da trơn có thể sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học: Lượng mỡ này được thu gom từ các nhà máy chế biến cá da trơn. Hiện nay Việt Nam sản xuất khoảng 1,11 triệu tấn/năm. Với tỷ lệ giữa mỡ cá và lượng cá được chế biến là 0,12 tấn/tấn, lượng mỡ cá da trơn phát sinh ở Việt Nam hiện nay khoảng 0,133 triệu tấn; dự kiến tăng lên khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2030 và 0,3 triệu tấn năm 2050.
Xem thêm